'Bố ơi, mình đi đâu thế?' bị cấm phát sóng tại Trung Quốc
Chính sách kiểm duyệt của Trung Quốc tiếp tục được mở rộng với một loại hình chương trình truyền hình nguy hiểm khác: truyền hình thực tế có trẻ em tham gia.
Chính sách kiểm duyệt của Trung Quốc tiếp tục được mở rộng với một loại hình chương trình truyền hình nguy hiểm khác: truyền hình thực tế có trẻ em tham gia.
'Bố ơi, minh đi đâu thế?' ngừng phát sóng ở Trung Quốc.
Vào tháng trước, Cơ quan quản lý báo chí, xuất bản, phát thanh, phim và truyền hình (SAPPRFT) - cơ quan giám sát các phương tiện truyền thông của Trung Quốc đã đưa ra quy định cấm các chương trình truyền hình với "nội dung khiếm nhã, vô đạo đức và không lành mạnh," trong đó bao gồm hút thuốc, uống rượu, ngoại tình, tự do tình dục, đồng tính luyến ái và tái sinh. Tuy nhiên, có vẻ cơ quan này đã quên mất một yếu tố khác.
Theo Shanghaiist, nhằm bảo vệ các trẻ vị thành niên vô tội trước những nguy hiểm của sự "nổi danh qua một đêm," SAPPRFT đã ban hành một thông báo cấm các chương trình truyền hình thực tế có sự tham gia của trẻ em - đặc biệt là con em của người nổi tiếng.
Đó là một tin xấu khác đối với ngành công nghiệp truyền hình Trung Quốc. Chương trình truyền hình thực tế được đánh giá cao mang tên "Bố ơi, mình đi đâu thế?" là một trong những chương trình nổi tiếng nhất ở Trung Quốc. Dựa trên một chương trình truyền hình thực tế của Hàn Quốc cùng tên, chương trình này bắt đầu phát sóng vào ngày 11/10/2013.
Nội dung chương trình là quá trình 5 người nổi tiếng đi tới những vùng nông thôn cùng với những đứa con đáng yêu của họ. Chương trình đã ngay lập tức được yêu thích, thu hút 75 triệu lượt xem một tuần cho kênh truyền hình Hồ Nam, là nguồn cảm hứng của 2 bộ phim bom tấn và vô số chương trình bắt chước khác.
Phản ứng trước lệnh cấm, Truyền hình Hồ Nam đã hủy mùa thứ 4 của chương trình này, vốn được dự kiến sẽ mang lại lợi nhuận rất lớn cho đài truyền hình trong mùa hè này.
Họ cũng đã hủy những chương trình ăn theo khác như "Cha đã trở lại" và "Mẹ cháu là siêu nhân" trên sóng truyền hình, và cho biết các chương trình này sẽ được phát trên mạng.
Truyền thông nhà nước cho rằng những chương trình kiểu này sẽ gây tổn hại tới sự phát triển tâm lý của trẻ em với hiện tượng "nổi tiếng sau một đêm" - có thể các nhà chức trách đã dựa trên hồ sơ của các diễn viên nhí Mỹ để củng cố cho quan điểm này.
Thay vào đó, con em của người nổi tiếng sẽ được tách xa khỏi ánh đèn sân khấu và được "tự do tận hưởng tuổi thơ mà các em đáng được hưởng," Tân Hoa Xã cho biết.
(Nguồn: shanghaiist.com)
Vào tháng 7 năm 2015, SAPPRFT đã công bố kế hoạch nhằm tăng độ thực tế cho các chương trình thực tế bằng việc tuyên bố rằng các chương trình cần pha trộn được "các giá trị chủ nghĩa cốt lõi" và không trở thành "một nơi để thể hiện sự giàu có hay dựa vào những người nổi tiếng."
Thay vào đó, các chương trình truyền hình thực tế nên chú ý nhiều hơn tới cuộc sống của những người bình thường và hạn chế sự tham gia của trẻ nhỏ.
Một tháng trước, cơ quan giám sát đã công bố các quy tắc nhằm hạn chế số lượng chương trình xuống còn 1 chương trình một năm với nội dung "gần gũi với công chúng, không phóng đại và không pha trộn sự giả mạo với những tình tiết thật."
Đúng như những gì một chương trình truyền hình thực tế cần phải truyền tải được.