Một năm nhiều mất mát của giới nghệ sĩ khi những ngôi sao vụt tắt
Một năm 2021 nhiều mất mát cho làng nhạc
Đầu năm nay, nền âm nhạc Việt mất đi một đại thụ của thanh nhạc Việt Nam -
Một năm nhiều mất mát của giới nghệ sĩ khi những ngôi sao vụt tắt
Một năm 2021 nhiều mất mát cho làng nhạc
Đầu năm nay, nền âm nhạc Việt mất đi một đại thụ của thanh nhạc Việt Nam -
NSND Trung Kiên sinh năm 1938 tại Thái Bình, ông là con trai của nhà cách mạng Nguyễn Danh Đới - Ảnh: TL
Ngày 12-8,
Lệ Thu vẫn rất năng động, khỏe mạnh, thường xuyên tham gia các chương trình thiện nguyện, đi hát miệt mài cho tới khi đột ngột mắc phải COVID-19 - Ảnh: Tiếng hát Lệ Thu
Sau Thái Thanh, Lệ Thu đã có một đời cống hiến cho âm nhạc liên tục hơn 60 năm. Dù đã ra đi, nhưng chắc chắn tâm hồn và giọng hát sẽ còn ở lại lâu, rất lâu trong lòng hậu bối hôm nay.
Tới ngày 21-7, cộng đồng yêu thích rock nhận tin buồn về rocker kỳ cựu
Trung Thành Sago ra đi và để lại sự nghiệp với 3 album “Những đôi tay”, “Thiên đàng và địa ngục”, “Phantom of rock" cùng ban nhạc Sagometal - Ảnh: Sagometal
Tới giữa tháng 8, một người thầy lớn khác trong lĩnh vực âm nhạc là NSƯT Quốc Trụ, mất ở tuổi 80 sau nhiều ngày điều trị COVID-19. Ông là một trong những nghệ sĩ opera đầu tiên của Việt Nam, từng có 7 năm học ngành thanh nhạc tại Bulgaria.
Sau khi về nước, ông sáng lập khoa thanh nhạc tại Nhạc viện TP.HCM và giữ chức trưởng khoa từ 1976 - 2001 - Ảnh: Facebook Đào Quốc Trụ
Nhiều học trò của ông là những nghệ sĩ thành danh như Tạ Minh Tâm, Thanh Thúy, Mỹ Tâm, Hiền Thục, Nam Khánh…
Ngày ông đi, cô học trò Mỹ Tâm đã bày tỏ: “Con cám ơn thầy đã dưỡng dạy con hơn 20 năm qua từ lúc con mới vào đời… Hình ảnh thầy Quốc Trụ với nụ cười hiền lành ấm áp từ ngày đầu tiên con bước vào Nhạc viện sẽ luôn mãi bên con. Cho con gọi là bố lần nữa. Con thương nhớ bố nhiều lắm".
Nghệ sĩ cải lương Bình Tinh 1 tháng mất 3 người thân - Ảnh: Facebook Bình Tinh
Ngày 25-8, soạn giả, nghệ sĩ tuồng cổ Bạch Mai đã ra đi sau thời gian dài điều trị COVID-19, để lại nỗi đau không thể nguôi ngoai cho gia tộc Huỳnh Long chỉ trong một thời gian ngắn phải đón nhận hung tin lần thứ 3. Trước đó là nghệ sĩ Kim Phượng, qua đời ngày 25-5 và nhạc sĩ Thanh Châu mất ngày 8-8.
Nghệ sĩ Bạch Mai còn rất có tài trong việc biên soạn nhiều vở tuồng nổi tiếng và là cánh tay đắc lực trong việc xây dựng, gìn giữ sự nổi tiếng của thương hiệu cải lương, tuồng cổ Huỳnh Long.
Một tháng sau, ca sĩ Phi Nhung từ giã cõi tạm sau hơn 1 tháng điều trị COVID-19 tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, ngày 28-9. Nổi danh với dòng nhạc dân ca trữ tình từ những năm cuối của thế kỷ 20, tới nay, Phi Nhung là ca sĩ được nhiều thế hệ khán giả Việt Nam yêu mến.
Trước khi đứng trên đỉnh cao danh vọng, cô có tuổi thơ nhiều nước mắt, hẩm hiu như câu hát "Phương xa cha nào có hay, mà chiều nay con giỗ mẹ nơi này" - Ảnh: Facebook Phi Nhung Pham
Trong đợt dịch thứ 4 bùng phát mạnh ở TP.HCM, đứng giữa hai lựa chọn: hoặc về Mỹ đoàn tụ cùng con gái, hoặc tiếp tục hành trình thiện nguyện và chăm sóc cho các con nuôi trong mùa dịch nguy hiểm, Phi Nhung đã quyết định ở lại.
Cô nhiệt tình tham gia các hoạt động như đóng góp cho quỹ vắc xin, kêu gọi mua máy thở, gửi gạo tới người nghèo, tham gia bếp ăn tình thương cho người vô gia cư... Cũng từ đây, Phi Nhung không may nhiễm bệnh và không thể qua khỏi.
Sự ra đi của giọng ca Nhớ mẹ lý mồ côi ở tuổi 51 để lại nhiều tiếc thương với khán giả trong nước lẫn hải ngoại.
2021 rồi sẽ thành ký ức mà mai sau mỗi khi nhắc về, chúng ta hẳn sẽ có nhiều điều để nói với nhau. Một năm đau thương với biết bao câu chuyện sinh ly tử biệt mà có khi chẳng thể nhìn mặt nhau lần cuối.
Xin vĩnh biệt và tri ân cống hiến cho nghệ thuật nước nhà của những người giờ đã khuất núi xa khơi.