Bí kíp học tập hiệu quả hơn khi sinh viên mắc phải căn bệnh 'lười'

Làm thế nào để loại bỏ tính cách “lười biếng” trong học tập của sinh viên? Hãy đi tìm nguyên nhân gốc rễ của việc không có động lực và áp dụng một vài lời khuyên sau.

- Làm thế nào để loại bỏ tính cách “lười biếng” trong học tập của sinh viên? Hãy đi tìm nguyên nhân gốc rễ của việc không có động lực và áp dụng một vài lời khuyên sau.

 

Trong quá trình học tập, có những lúc bạn sẽ nói không thể với một việc gì đó. Hãy nhìn vào một danh sách những công việc phải làm và tiếp theo chính là sự quyết tâm phải chinh phục toàn bộ những gì đã ghi vào bảng kế hoạch. Động lực đang bừng cháy đôi khi đến và đi nhanh như tốc độ của tàu cao tốc Nhật Bản nếu gặp phải một chướng ngại vật xem ngang vào lịch trình của mình. Và thật bực bội khi phải chọn làm theo list đã đề xa hay xử lý điều bất ngờ này trước.

Nhưng không phải tất cả điều như vậy, đôi khi bạn cần phải bổ sung hay thay đổi danh sách đề phù hợp với hoàn cảnh hơn. Ví dụ như bạn đang quá tải trong công việc và cần thời gian nghỉ ngơi thì hãy dừng lại tất cả, nghe một đoạn nhạc, nhâm nhi tách cà phê cũng sẽ làm bạn cảm thấy khá hơn rất nhiều. Và điều đó dễ dàng chấp nhận khi bạn đã có quá trình học tập miệt mài.

Bí kíp học tập hiệu quả hơn khi sinh viên mắc phải căn bệnh 'lười'

Tuy nhiên, nếu bạn đang thực sự lười biếng thì phải xem lại toàn bộ vấn đề. Để biết mình có thật sự lười biếng hay không, bạn có thể làm một bài thử nghiệm nhỏ sau đây:

Làm bất cứ điều gì bạn cần làm trong vòng 30 phút và không dừng lại. Nếu bạn có thể hoàn thành một phần hai nhiệm vụ đặt ra và bạn cảm thấy sẽ đi xa hơn nữa, có lẽ bạn chưa phải lười biếng mà chỉ là vẫn chưa tạo được cho mình đức tính kiên trì. Nhưng nếu bạn thậm chí không thể tiến xa hơn mà đã vung cờ trắng đầu hàng, bạn đang lười biếng thật sự theo cả nghĩa đen, nghĩa bóng.

Vậy làm thế nào để loại bỏ tính cách "lười biếng" trong học tập của sinh viên? Hãy đi tìm nguyên nhân gốc rễ của việc không có động lực và áp dụng một vài lời khuyên sau.

 Xác định và phòng tránh các dấu hiệu của lười biếng

Suy nghĩ một vấn đề vẫn thường xuyên diễn ra trong tâm trí của mình. "Bạn không muốn làm điều này", "Bạn cảm thấy khó khăn để vượt qua", "Bạn muốn bỏ cuộc vì không tìm ra đáp án", "Bạn không thể hoàn thành vì còn nhiệm vụ khác phải làm"… Đó chính là biểu hiện của căn bệnh lười biếng mà các sinh viên thường đối mặt với những gì họ cho là khó, là vượt qua giới hạn của bản thân.

Tuy nhiên, không gì là không thể, bạn có thể nghĩ theo chiều hướng tích cực hơn như "Bạn muốn mọi thứ thật hoàn hảo", "Bạn không muốn dừng lại vì sẽ thành kẻ thua cuộc", " Nếu mọi người làm được, bạn cũng làm được và còn làm nhiều hơn thế nữa". Đó chính là những câu nói sẽ hấp dẫn bạn, đi kèm sự hài hước trong suy nghĩ của chính mình sẽ hữu ích trong việc đi tìm động lực hướng đến thành công. Chắc chắn, đôi khi bạn sẽ cung cấp cho mình một cái cớ để dừng lại những gì đang làm dang dở, những gì làm cho bạn nghĩ rằng bạn sẽ không thể thực hiện được không thì hãy vạch ra và phòng chống ngay.

Thương lượng với thói quen lười biếng

Chìa khóa để đối phó với căn bệnh này trước tiên bạn phải thương lượng với nó để hai bên có thể đi đến thống nhất. Ví dụ thay vì nghĩ rằng " Bạn phải làm điều này" nghe thôi đủ tạo ác cảm theo kiểu ralệnh và thật chán nản để làm theo, vậy bạn hãy nói theo một cách chủ động hơn" Bạn chọn làm điều này". Rồi thay vì " Khó khăn để đi đến đích" thì hãy nghĩ " Chỉ còn một quãng ngắn nữa đã đến đích rồi".  Ban đầu có thể rất khó để thực hiện vì cho rằng bạn phải làm nó thật hoàn hảo nhưng sẽ không có cái gì là hoàn toàn tuyệt đối, bạn chỉ có thể cố gắng để đạt đến hoàn hảo nên sẽ dễ thở hơn, dễ kiểm soát tình hình và lái nó đi đúng hướng. Một khi mọi thứ đã đi vào quỹ đạo, bạn sẽ tìm được một nguồn cảm hứng vô tận cho việc học của mình.

Bí kíp học tập hiệu quả hơn khi sinh viên mắc phải căn bệnh 'lười'

Loại bỏ top ba lười biếng nhất

Sau khi xác rõ  sự lười biếng của mình, điều tiếp theo có thể sẽ rất khó chính là đoạn tuyệt với con số 1, 2, 3 trong danh sách lười biếng của mình. Nếu list danh sách của bạn dài hơn cả sông Nile, nhìn có vẻ hơi gian nan một chút nhưng cứ bình tĩnh từ từ làm từng bước một. Như việc bạn lười đọc hết một câu hỏi trong bài tập, thì hãy vứt bỏ thói quen này ngay đi vì muốn làm bài có hiệu quả cao nhất bạn cần sự thận trọng cho quá trình đọc kỹ câu hỏi. Những nhiệm vụ này có vẻ lúc đầu chỉ nhỏ nhưng nếu tần suất xảy ra thường xuyên thì có thể sẽ hút bạn vào một hậu quả nghiêm trọng.

Đưa top ba lười biếng vào nhiệm vụ loại bỏ đặt ra hàng đầu và bạn cần hoàn thành ngay trong hôm nay. Làm liền tay khi bạn đang đạt mức năng lượng dồi dào, bằng cách này bạn sẽ tiếp thêm sức mạnh ý chí quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, tránh bị choáng ngợp và kiệt sức do đi đường dài.

Giữ gìn sức khỏe

Khi bạn làm việc ít nhất 10 tiếng mỗi ngày mà không cần ăn uống đầy đủ, tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lý, dù bạn có là một superman/ superwoman thì theo lẽ tự nhiên, bạn chắc chắn sẽ kiệt sức.

Giữ một chế độ ăn uống hợp lý, ngủ đủ giấc và chăm chỉ luyện tập thể dục điều đặn hằng ngày thì bạn sẽ tạo ra những ý tưởng tuyệt vời, động lực loại bỏ lười biếng. Cơ thể của bạn, công việc của bạn điều dựa vào những gì bạn làm hôm nay nên hãy trân trọng và yêu thương bản thân. Điều đó sẽ là liều thuốc chống lại những thói quen xấu, những biểu hiện gây cảm trở cho ý chí đi đến thành công không chỉ là một mà còn toàn bộ nhiệm vụ bạn làm trong hôm nay và cả ngày mai.

Hãy tự thưởng cho chính mình

Không có gì là sai khi hứa hẹn với chính mình như " Nếu tôi hoàn thành đống bài tập hôm nay tôi có thể sẽ có thể tụ tập hội hè với nhóm bạn vào ngày mai". Khi bạn đã hoàn thành những gì đã đề ra, bạn hoàn toàn xứng đáng nhận được phần thưởng đã hứa hẹn từ trước. Một điều có thể bạn chưa biết là hơn 75 phần trăm động lực cá nhân đến từ phần thưởng nhận thức của chính mình. Khi bạn tìm thấy được niềm vui về những gì hậu thành công sẽ mang lại, bạn sẽ không còn lung túng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã lên kế hoạch. Vậy hãy luôn là chính mình vì học cho bản thân cho tương lai sắp đến sẽ rất tuyệt vời.

Hy vọng với danh sách này sẽ mang đến cho bạn sự quyết tâm loại bỏ lười biếng, một trong các nguyên nhân chính gây nên thất bại trong quá trình học tập trên giảng đường đại học. Nếu có lỡ mắc phải căn bệnh này thì  đừng buông xuôi tất cả theo nó nhé mà hãy  luôn nghĩ tích cực, luôn tạo động lực, luôn chủ động trong tất cả mọi việc.

Theo Phương Võ / Trí Thức Trẻ