Doanh nhân Trương Võ Phúc Nguyên: "Tuyệt Đối Đừng Quá Vội Vã Trên Con Đường Khởi Nghiệp!"

Anh Nguyen

Khởi nghiệp đừng quá vội vã, bởi khó ai có thể trong 3 năm, hay 5 năm có thể kiến tạo một doanh nghiệp hoặc công ty thành công, đủ sức sánh ngang với nhiều công ty khác cùng mảng, có thâm niên.

Trương Võ Phúc Nguyên, người được biết đến với vai trò Founder PhucNguyen-Group. Hiện tại Phúc Nguyên đang điều hành PhucNguyen-Group với các nghành: gạo, lúa, thức ăn chăn nuôi và cà phê pha phin. Tất cả đều bắt đầu "hái quả" sau một chặng đường dài.

truong-vo-phuc-nguyen1-1700457072.jpg
Trương Võ Phúc Nguyên - Founder PhucNguyen-Group

THẤT BẠI KHÔNG THỂ THIẾU TRONG SỰ PHÁT TRIỂN

Doanh nhân Trương Võ Phúc Nguyên chia sẻ: Tôi đã bắt đầu kinh doanh từ năm 19 tuổi cho đến nay, tôi dành những thời gian đó để rèn luyện về kinh nghiệm trong chuyện xây dựng thương hiệu. Cũng ngần ấy, tôi tự nhìn nhận được từng lỗ hổng ở các doanh nghiệp, công ty, start up mà mình đã hợp tác cũng như bài học kinh nghiệm.

Thất bại là không thể thiếu trong hành trình phát triển của một con người hay một doanh nghiệp. Nhưng đứng lên hay "vươn lên" sau thất bại thì không phải ai hay doanh nghiệp nào cũng làm được. Nhìn nhận lại tôi thấy mình và PhucNguyen-Group vươn lên được sau những thất bại ban đầu.

BÍ QUYẾT HAY BÀI HỌC NÀO DÀNH CHO MÌNH SAU KHI TRẢI QUA THẤT BẠI VÀ TỰ ĐỨNG LÊN

Bí quyết duy nhất của tôi là học. Tôi học được nhiều điều ở trường. Nhưng khác biệt và tôi cho là may mắn lớn nhất của tôi là tôi được học kinh nghiệm kinh doanh từ những đàn anh và đàn chị đi trước truyền lại. Xin được phép chia sẻ thêm người Thầy đầu tiên đã trao cho tôi vốn kiến thức khi tôi mới vừa bắt đầu bước chân vào con đường kinh doanh khởi nghiệp đó là chị Doanh Nhân Hoa Hậu Võ Thu Sương (4 lần ngồi ghế nóng CEO Chìa Khoá Thành Công VTV1) và cũng là nhà sáng lập Balotuixach. com & Vutin.

Tôi còn có thêm một "ông thầy" khác đó là sách. Tôi coi việc đọc sách như thức ăn, nước uống mỗi ngày. Trong đợt giãn cách xã hội vì COVID-19, tôi gần như dành trọn thời gian để đọc sách. Sau khi "ngốn" gần 20 đầu sách "nặng ký" như: Good to great, Lifespan, The gene, Extreme economies, Good economics for hardtime, The ride of lifetime…, từ lo âu, hoang mang vì những thay đổi trong thời dịch, tôi lại trở nên tự tin hơn trước những thách thức mới.

Ngoài ra, tôi cũng được truyền cảm hứng mạnh mẽ từ tỷ phú Hong Kong Lý Gia Thành trong cách ông ấy dùng người và tạo hệ sinh thái cho mình hay góc nhìn về vận hành công ty của tỷ phú Mỹ Warren Buffet.

truong-vo-phuc-nguyen2-1700457073.jpg
Trương Võ Phúc Nguyên - Founder PhucNguyen-Group

NHỮNG LỜI KHUYÊN KHI START-UP

Các start-up hầu hết đều do các bạn có tuổi đời còn rất trẻ sáng lập, vận hành. Từ một người kinh doanh nông sản, đến sản xuất bánh ngọt hay cung cấp hoa tươi... để trở thành một doanh nhân thực thụ, đủ sức điều hành một công ty có sức cạnh tranh, bước vào thị trường là một quãng đường rất dài. Tiền bạc, năng lực tài chính dĩ nhiên rất cần. Nhưng đó chỉ mới là phần nhỏ bé, là bệ đỡ ban đầu để hỗ trợ công ty hoạt động. Nếu không có kiến thức, kỹ năng về quản trị, những mối quan hệ xã hội… rất khó để có được thành công, lớn mạnh, "chiếm lĩnh" hay tiên phong trong thị trường. Vì thế, tôi luôn đề cao sự cập nhật kiến thức trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang rất năng động. Việc rèn luyện cho các bạn sự kiên nhẫn, điềm tĩnh cũng rất cần thiết trong việc điều hành một công ty.

truong-vo-phuc-nguyen3-1700457073.jpg

Thậm chí, chuyện tình cảm cá nhân, xử lý thông tin cá nhân trên các trang mạng xã hội cũng cần được kiểm soát và không thể quá tự do. Khi thương hiệu start-up chưa đủ mạnh, sức chống chịu còn mỏng manh, những sai phạm của cá nhân sẽ khiến start-up bị thiệt hại đến có thể ngã quỵ.

truong-vo-phuc-nguyen4-1700457072.jpg
Trương Võ Phúc Nguyên - Founder PhucNguyen-Group

ĐÂU LÀ SAI PHẠM MÀ MỘT START-UP KHÔNG ĐƯỢC PHÉP MẮC PHẢI?

Chữ tín phải đặt lên hàng đầu. Thất tín là một lỗi không được mắc phải dù chỉ một lần. Cam kết đưa ra, các bạn sáng lập phải thực hiện. KPI đã có, phải đạt được. Như thế, vừa có lợi cho đôi bên, vừa có thể đi đường dài cùng nhau.

KHÓ KHĂN CỦA START-UP LÀ GÌ?

Bản thân tôi đúc kết được khó khăn nhất của một start-up là rèn luyện sự kiên nhẫn. Không phải ai cũng đủ kiên nhẫn và bình tĩnh đâu nhé!

Kiến thức không thể tự "nở" được mà phải tích lũy qua năm tháng, qua những trải nghiệm. Sau nhiều năm đầu tư, tôi co rằng vẫn rất cần những người sáng lập luôn biết lắng nghe, chịu khó học hỏi và kiên nhẫn. Nếu không kiên nhẫn, công cuộc khó thành! Bởi đầu tư khởi nghiệp rất khó, mang tính rủi ro rất cao. Thậm chí còn có người ví von rằng, đầu tư 10 nhưng đôi khi chỉ thắng 1.

Tôi rất thích một câu nói của tỷ phú người Mỹ Warren Buffett là: "Làm giàu không khó nhưng thường con người ta hơi vội". Nếu nhìn vào những công ty quy mô toàn cầu thì dưới 50 năm vẫn được gọi là công ty trẻ, những công ty trên 50 năm mới gọi là công ty… "hết trẻ". Còn nhiều công ty, tập đoàn 100, 150, 200 năm đều có trên khắp thế giới.

Vì vậy, tôi muốn gửi gắm đến các bạn trẻ đang ấp ủ khởi nghiệp đừng quá vội vã, bởi khó ai có thể trong 3 năm, hay 5 năm có thể kiến tạo một công ty thành công, đủ sức sánh ngang với nhiều công ty khác cùng mảng, có thâm niên.

 

Hải Minh