'Hiến đất làm đường' là gì?

hien-dat-lam-duong-la-gi-1638076930.jpgChú thích ảnh

Đôi khi chúng ta hay nghe cụm từ "hiến đất làm đường", thế thì nó là cái gì và tại sao người ta phải làm như vậy. Với hiểu biết của cá nhân thì mình xin chia sẻ một số nội dung như sau, ai có thêm thông tin thì bổ sung với nhé!

Tầm năm ngoái, có người bạn rủ đi xem đất Vũng Tàu, đến nơi thì vào một khu đất có đường bê tông, sổ thì đã tách theo từng phần gồm tách con đường đổ bê tông, tách từng lô nhỏ, và cắm mốc phân lô đầy đủ. Chỉ có điều trong tất cả các sổ đều là đất nông nghiệp và bạn Sale bảo là bên làm dự án đã hiến đất làm đường rồi, đang chờ ra sổ.

Sau chuyến đi, mình bảo bạn đường có mua, vì 02 lý do:

* Mình không thích cách làm manh mún như cái chỗ đó.

* Pháp lý không thực sự an toàn dù khu đó quy hoạch là đất thổ cư.

Vậy lý do tại sao "hiến đất làm đường" lại không an toàn cho lắm, vì nó như thế này.

***1_ Hiến đất làm đường là gì?***

HIến đất làm đường là chủ đất tách sổ, từ cái sổ lớn ra nhiều sổ nhỏ, trong sổ nhỏ đó thì có sổ tách như lô đất ở, có sổ tách giống như con đường. Cái sổ hình dáng giống lô đất ở là dùng để bán, còn cái sổ có hình dáng giống con đường thì sẽ "hiến đất làm đường".

"Hiến đất làm đường" là cách nói, nhưng thực tế là phải cầm cái sổ đó đi xin chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp thành đất giao thông, nếu chuyển được thì tốt, không chuyển được thì chết.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp chưa chuyển mục đích đã thi công đường, trong trường hợp này là thi công đường giao thông trên đất nông nghiệp, lý do thi công đường là tạo thị để bán mấy lô đất ở. Trường hợp ở Vũng Tàu của bạn mình là như thế.

***2_ Tại sao lại hiến đất làm đường.***

Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao phải hiến đất làm đường? Câu trả lời đơn giản là để đi tắt, đón đầu, tối đa hóa lợi nhuận. Để hiểu về điều này thì quay lại quá khứ một chút, trường hợp của Ali33, công ty Ali33 lúc còn thịnh theo vốn và đội Sale thì cũng là một công ty lớn, nhưng cách làm khá manh mún và sau cùng là có sai phạm. Vậy thì lý do tại sao?

* Phân lô tách thửa là quyền của chủ đất, đó nằm trong tình hình thức tế. Ví dụ nhà có 2 đứa con, giờ ra riêng cho nó, thì phải chia cái vườn thành nhiều mảnh, và khi đó nhu cầu phân lô tách thửa ra đời, và nếu không có vấn đề gì thì đây là một nhu cầu chính đáng và hết sức bình thường.

* Nhưng một số nhà phát triển BĐS thì lợi dụng cái quyền này để phân lô tách thửa với mục đích bán. Mà muốn bán thì phải phân lô xong rồi lên thổ cư, mà muốn lên thổ cư thì phải có đường, và thế là phải dành ra 1 miếng đất để làm đường. Ngôn từ mĩ miều gói là "hiến đất làm đường", chứ đúng là phải mang cái đó đi xin chuyển mục đích sử dụng đất, và phải được duyệt nữa.

Thường làm đúng quy trình là phải có một công ty có chức năng làm BĐS, xong phải đi xin dự án, rồi làm QH 1/500, duyệt QH, làm hạ tầng, đóng tiền sử dụng đất.... đâu đó hơn 30 bước lớn nhỏ. Còn cách làm hiến đất thì đi theo cách khác, nhanh, gọn, lẹ, đỡ tốn công, đỡ tốn thời gian.

Mà cái gì đỡ tốn công, đỡ tốn thời gian, chi phí thì nó đủ thứ không tốt.

Kết luận:

Như vậy, để có một lô đất nhỏ có sổ đỏ cầm tay mà là thổ cư thì sẽ có 02 cách làm:

* Cách chính thống là lập dự án, làm 1/500 và làm đầy đủ các bước của Dự án.

* Cách chưa chính thống là đi theo đường phân lô, hay có thêm nội dung là hiến đất làm đường.

Cách bài bản đương nhiên là đúng và nên khuyến khích, nhưng nó lâu. Cách không bài bản thì nó manh mún, và dễ bị "vịn".

Hồi mấy năm trước, chúng ta thấy Ali33 mở bán ầm ầm nhưng chính quyền địa phương toàn bảo "Không có cái dự án nào như thế", là bởi vì Ali33 có lập dự án đâu mà có, mà làm với tư cách cá nhân phân lô thì nó đâu phải dự án. Khi đó mới có tình huống cưỡng chế đường gây ra vụ đập phá này kia, ấy là vì ali33 đã làm cái đường trên đất nông nghiệp. Nghĩa là cái sổ đó tách rồi, có hình dáng con đường, nhưng quản lý nhà nước thì vẫn coi cái đó là đất nông nghiệp, 1 lô đất nông nghiệp có hình dạng giống con đường chứ không phải con đường.

Người mua hay nhìn vào những thứ có khả năng tạo thị mà không kiểm tra bản chất phía sau. Nó giống như đi qua Thái, đến Pattaya mà nhìn thấy một cô gái đẹp thì chưa chắc ăn là gái đâu nhé! ^

Tác giả: Đức Lê