Quỹ đất hay kinh phí xây dựng eo hẹp nhưng vẫn muốn sở hữu một ngôi nhà cấp 4 tiện nghi, độc đáo là mong muốn của nhiều người hiện nay; và một trong những mẫu nhà có thể đáp ứng được những kì vọng trên chính là nhà cấp 4 gác lửng.
Nhà cấp 4 mái thái có gác lửng ở nông thông |
Một mẫu nhà cấp 4 có gác lửng ở thành phố |
Thông thường các mẫu nhà cấp 4 được xây dựng trên mặt bằng khá khiêm tốn, vì thế thiết kế gác lửng được xem là cách hữu hiệu để tăng diện tích sử dụng cho ngôi nhà mà không khiến cho chiều cao của nó thay đổi.
Gác lửng (hay tầng lửng, gác xép) là tầng trung gian, được thiết kế thông với tầng trệt và được sử dụng làm không gian nghỉ ngơi, đọc sách, phòng thờ… Mẫu nhà cấp 4 có gác lửng vừa đẹp, vừa tiết kiệm diện tích sinh hoạt cho gia đình cũng như tạo được điểm nhấn cho ngôi nhà. Thậm chí, nếu gia chủ sử dụng tầng 1 để buôn bán thì có thể chuyển phòng khách lên gác lửng để gia đình vừa có thể tiếp khách lại quan sát được việc mua bán tại tầng 1.
Không gian nhà có gác lửng |
Hiện nay, có một số kiểu tầng lửng được nhiều người lựa chọn như tầng lửng phía trước, tầng lửng bên hông và tầng lửng trong phòng.
Trong đó, tầng lửng phía trước được sử dụng nhiều vì nó gây ấn tượng mạnh khi bước vào phòng khách, tạo cảm giác mới lạ và thu hút. Tầng lửng bên hông mang lại sự mới lạ, độc đáo và cá tính nhưng phải đảm bảo diện tích đủ lớn vì kiểu thiết kế này đòi hỏi một không gian rộng rãi. Còn tầng lửng trong phòng thường được bố trí trên toilet, tạo không gian làm việc hoặc nơi đọc sách.
Tuy nhiên, để có thể tìm được ý tưởng thiết kế nhà gác lửng đẹp và phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình, gia chủ cần phải có kế hoạch xây dựng thật tốt.
Phải xác định được diện tích không gian có sẵn, lựa chọn được loại vật liệu phù hợp nhất với cấu trúc của công trình và quan trọng là lựa chọn được chiều cao của gác lửng. Cần tránh thiết kế gác lửng quá cao hoặc quá thấp gây ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt thường nhật của các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, cần tính toán một cách tỉ mỉ và chi tiết nhất về độ thông thoáng và khả năng lưu thông khí bằng cách sử dụng những nguồn ánh sáng thích hợp của gác lửng.
Chiều cao của gác lửng phải phù hợp để không tạo cảm giác bí bách hay choáng cho người ở. |
Theo nhiều kiến trúc sư, độ cao của gác lửng nên rơi vào khoảng 2,5m – 2,8m, không nên thiết kế gác lửng thấp hơn chiều cao tối thiểu này để tránh gây cảm giác bí bách và bị đè nén cho người sử dụng; nhưng cũng không nên cao hơn quá nhiều vì khiến người ở cảm thấy choáng và mất đi tính thẩm mỹ. Đối với nhà có chiều sâu, gia chủ có thể thiết kế tầng lửng nằm trong phần trệt và dùng làm nơi sinh hoạt chung.
Tầng có gác lửng thường phải cao từ 4.5m – 5m, tầng gác lửng cần được thiết kế chiếm 2/3 diện tích của một tầng. Không nên thiết kế gác lửng chiếm quá 80% diện tích tầng trệt. Đặc biệt, ở Việt Nam khi thiết kế tầng lửng phải hết sức chú ý để không vi phạm Luật Xây dựng; ví dụ, nếu gia chủ lấp ô thông tầng tại tầng lửng sẽ bị coi là có hành vi xây quá số tầng cho phép và sẽ bị phạt.
Một số mẫu gác lửng trong nhà được yêu thích nhất hiện nay:
|