Các điểm “sốt đất” dần hạ nhiệt
Sau thời gian ngắn “
Văn phòng môi giới BĐS cạnh lô đất dự án của "ông lớn" BĐS tại TP. Đông Hà (Quảng Trị) chỉ còn lèo tèo khách ra vào.
Cũng theo môi giới này, việc mới đây chính quyền Quảng Trị liên tiếp có các động thái nhằm “siết” quy định tham gia đấu giá đất và quản lý chặt chẽ hơn hoạt động của các sàn BĐS trên địa bàn cũng khiến các nhà đầu tư e dè hơn trong giao dịch mua – bán đất.
Khu vực đường Trương Công Kỉnh, lô đất có diện tích gần 175 m2 thời điểm “sốt đất” được rao bán với giá 7 tỷ đồng (40 triệu đồng/m2) nay xuống còn 6 tỷ đồng (hơn 34 triệu đồng/m2); hay lô rộng 120m2 trước các sàn rao giá 5 tỷ đồng (41,6 triệu đồng/m2) thì giờ còn 3,2 tỷ đồng (26,6 triệu đồng/m2).
Các lô đất từng tấp nập môi giới và nhà đầu tư đến xem ở TP. Đông Hà (Quảng Trị) nay đìu hiu, ít người qua lại. |
Tại khu vực đường Đại Cồ Việt, lô đất gần 200m2 ban đầu chủ rao giá 3 tỷ đồng (15 triệu đồng/m2), lúc “sốt đất” được “cò” mồi “hét” giá gần 13 tỷ đồng (65 triệu đồng/m2) đến nay hạ còn 10 tỷ đồng (50 triệu đồng/m2). "Tuy nhiên, đây chỉ là giá các sàn giao dịch và “cò”, mồi đất ở TP. Đông Hà rao chứ giao dịch thực tế thì chưa thấy ai nói”, môi giới này cho biết thêm.
Tại xã Gio Quang (huyện Gio Linh, Quảng Trị), nhân đợt “sốt đất” ở TP. Đông Hà cùng với việc trước đó có thông tin manh nha về dự án sân bay Quảng Trị, nhiều nhà đầu tư cũng đổ bộ về đây để mua đất tại khu vực dự kiến xây sân bay khiến giá đất tăng “nóng” một cách vô lý. Chia sẻ với báo chí, ông Lê Văn Thông - Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Gio Quang cho biết, ngoài đất ở thì đất trồng rừng khu vực này cũng được giao dịch với giá cao gấp nhiều lần so với trước khi có thông tin xây sân bay.
Cũng theo ông Thông, đến ngày 20/12, khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị theo phương thức đối tác công tư tại xã Gio Quang, theo đó công bố quy hoạch sử dụng đất và cắm mốc chỉ giới. Đặc biệt những trường hợp mua bán hoặc xây dựng trên đất quy hoạch thì địa phương không đồng ý làm các thủ tục thì nhà đầu tư hết lượt “bỏ chạy”. Tình trạng “cò” mồi dẫn khách vào khu vực này xem đất không còn.
Tại Khánh Hòa, ngay sau khi UBND thị xã Ninh Hòa và UBND huyện Cam Lâm ra thông báo ngừng tiếp nhận hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lượng tin rao bán nhà, đất trên địa bàn hai khu vực này sụt giảm thấy rõ.
Điển hình như việc một lô đất rộng 108m2 thuộc dự án ở xã Cam Hải Đông (huyện Cam Lâm) cách đây vài tuần được rao giá 16,8 triệu đồng/m2 thì nay giảm còn hơn 11 triệu đồng/m2. Trong khi một số lô đất thổ cư ở phường Ninh Hải (thị xã Ninh Hòa) hồi cuối tháng 11 đến đầu tháng 12 được rao bán với giá 25 triệu đồng/m2 thì nay còn gần 13 triệu đồng/m2.
Tại Hà Tĩnh, sau khi Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh ra văn bản chấn chỉnh tình trạng tách thửa, phân lô, bán nền trái phép và tăng cường quản lý đất đai, nhiều nhà đầu tư cũng bắt đầu dè chừng hơn trong việc tham gia thị trường ở đây.
Chuyển hướng thoát hàng
Ở Bắc Giang, trái ngược với việc nhà đầu tư liên tiếp tham gia các cuộc đấu giá đất trên địa bàn để “ôm” được thật nhiều đất thời gian trước thì bây giờ một số người đang bắt đầu chuyển hướng sang thoát hàng và rao bán, giảm 3 – 4 triệu đồng/m2 đối với những lô đất đã “ôm” thời gian dài để thu hồi vốn. Theo những nhà đầu tư này, những lô đất giá đã tăng đến mức gần kịch sàn, không thể lên được nữa thì họ sẽ phải thanh khoản bớt để thu hồi vốn rồi lấy số tiền đó đi đầu tư vào những lô đất mới có khả năng sinh lời hơn.
“Trong đợt “sốt” đất hồi đầu năm nay, tôi có vay mượn ngân hàng và bạn bè khá nhiều vốn để đầu tư vài miếng đất nhưng sau đó vướng dịch không thanh khoản được nên vẫn “ôm hàng” đến nay. Bây giờ nhân lúc thị trường còn “ấm” tôi muốn bán đi để thu hồi vốn trả nợ dịp cuối năm, có tiền để chi tiêu mùa Tết cũng như có nguồn để đi những chỗ khác đầu tư chứ không thể ngồi mãi một chỗ chờ thời được”, một môi giới tên K cho biết.
Thông tin thanh khoản đất lấy tiền tiêu Tết xuất hiện nhan nhản trên các website và diễn đàn mua – bán nhà, đất. |
Tại Hà Nội, một số nhà đầu tư khu vực Hoài Đức, Đông Anh cũng đang rầm rộ rao bán thay vì tập trung mua gom như trước đây. Lí giải về điều này, nhiều môi giới cho biết theo quy luật của thị trường và bài học từ các đợt “sốt đất” trước, khi giá đất được đẩy lên ngưỡng quá cao so với giá trị thực thì chính quyền sẽ vào cuộc để kiểm soát và giá đất lại “hạ nhiệt”, vì thế tranh thủ lúc thị trường còn “ấm” họ phải thanh khoản bớt để đảm bảo tài sản và ra Tết có vốn đầu tư vào những phân khúc khác.
Trước đó, khi chứng kiến hiện tượng giá đất tăng đột biến do các nhóm đầu cơ liên kết để “thổi giá” vào dịp cuối năm, chính quyền một số địa phương như Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Đắk Nông, Quảng Trị, Bắc Giang, Hòa Bình… đã ban hành các văn bản tạm dừng tiếp nhận hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất, chấn chỉnh tình trạng phân lô, bán nền trái phép, cấp sổ đỏ chồng lấn, sai đối tượng, “siết” điều kiện tham gia đấu giá đất, xử lý các dự án chậm tiến độ, công khai các dự án chưa đủ điều kiện chuyển nhượng... nhằm chặn đứng "cơn sốt đất ảo".
TS Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho rằng, với những người có nhu cầu tìm mua BĐS thời điểm này cần nghiên cứu kỹ thị trường, quy hoạch khu vực mình định xuống tiền, tránh đổ xô vào những khu vực đã và đang tăng “nóng”. "Vì những nơi ấy giá đất đang ở “đỉnh sóng”, nếu không tìm hiểu kỹ, nhà đầu tư sẽ dễ sập bẫy và mắc cạn. Sóng giá nhà đất như hòn lửa truyền từ tay nhà đầu tư này sang nhà đầu tư khác", ông Đính phân tích.