Khánh Hòa: Tìm về “dấu xưa hồn cũ” ở làng cổ Phú Vinh

Nằm nép ở một góc nhỏ của thành phố du lịch sôi động Nha Trang, làng cổ Phú Vinh tưởng chừng như bị lãng quên, lại là một điểm đến thú vị với rất nhiều du khách.

Cách trung tâm thành phố hơn 4km, làng cổ Phú Vinh nằm ở xã Vĩnh Thạnh (Tp.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), mang đến một không gian cổ xưa của làng quê miền Trung. Trước những ngày dịch bệnh Covid-19 xảy ra, nơi đây đón hàng chục nghìn khách du lịch mỗi năm.

Ngôi làng có lịch sử hình thành trên 200 năm, trải qua nhiều biến cố thăng trầm của cuộc sống, làng vẫn còn lưu giữ được khá nhiều ngôi nhà cổ. Trong đó, có 6 nhà cổ đẹp và nguyên vẹn nhất theo lối kiến trúc xưa. Mặc dù nằm gần trung tâm thành phố du lịch biển Nha Trang nhưng làng cổ Phú Vinh vẫn giữ được nét đẹp yên bình.

Văn hoá - Khánh Hòa: Tìm về “dấu xưa hồn cũ” ở làng cổ Phú Vinh

Những ngôi nhà cổ ở làng Phú Vinh chủ yếu sử dụng ngói âm dương. Trước dịch, nơi đây thu hút rất nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu. 

Theo con đường làng quanh co, như ngược thời gian về với cội nguồn, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng ngôi nhà cổ hơn 200 tuổi của ông Nguyễn Xuân Hải. Ngôi nhà được xây dựng theo kiến trúc miền Trung truyền thống với 3 gian, 2 chái, 36 cột gỗ, lợp ngói âm dương. Cửa nhà là những tấm gỗ khá cầu kỳ. Ngôi nhà đã trải qua 7 đời và vẫn được bảo tồn.

Ông Nguyễn Xuân Hải, chủ nhân ngôi nhà cho biết: “Theo thời gian, mái ngói âm dương cũng đã rất cũ nên nhà bị dột nhiều mỗi khi trời mưa. Vì vậy, tôi đã cho quét thêm một lớp xi măng bên ngoài mái ngói, thực hiện chống thấm để giữ cho mọi thứ trong ngôi nhà được bảo tồn tốt hơn”.

Nhà trên đã được chủ nhân phủ thêm một lớp xi măng, nhưng nhà dưới vẫn còn mái ngói âm dương hiện rõ. Vào trong ngôi nhà, người xem cũng có thể quan sát từng lớp ngói xưa chồng lên nhau, nét cổ kính vẫn còn vẹn nguyên. Để giữ gìn được ngôi nhà cổ với hơn 200 năm tuổi, chủ nhân của ngôi nhà đã tốn rất nhiều tâm sức cũng như tiền bạc.

Văn hoá - Khánh Hòa: Tìm về “dấu xưa hồn cũ” ở làng cổ Phú Vinh (Hình 2).

Ngôi nhà của ông Nguyễn Xuân Hải có tuổi đời hơn 200 năm, được xây dựng theo kiến trúc miền Trung truyền thống với 3 gian, 2 chái, 36 cột gỗ, lợp ngói âm dương. 

Văn hoá - Khánh Hòa: Tìm về “dấu xưa hồn cũ” ở làng cổ Phú Vinh (Hình 3).

Cửa chính của ngôi nhà.

Văn hoá - Khánh Hòa: Tìm về “dấu xưa hồn cũ” ở làng cổ Phú Vinh (Hình 4).

Trong nhà, ngoài cửa có rất nhiều hoa văn được chạm khắc tinh xảo.

Ông Hải chia sẻ ông cố gắng giữ gìn và bảo tồn ngôi nhà là để giữ giá trị xưa của ông cha để lại, để cho con cháu biết đến văn hóa truyền thống của ông bà tổ tiên. Và đây cũng là nơi để khách thập phương có thêm điểm ghé thăm, tìm hiểu mỗi khi đến với phố biển Nha Trang.

Ngôi nhà đậm nét quê với sân vườn rộng mát. Trong nhà, là bàn thờ cúng tổ tiên, câu liễn, bức hoành phi, bàn ghế, tràng kỹ, tủ trà… Các vật dụng cổ xưa đều còn nguyên vẹn.

Với vẻ đẹp nhuốm màu thời gian, không gian nhà cổ đã tái hiện sống động bức tranh sinh hoạt của cha ông ngày trước. Bước chân vào ngôi nhà cổ còn giữ trọn vẹn quá khứ này, du khách sẽ có cảm giác rất thú vị. Bước qua ngạch cửa, chính giữa là gian thờ có những câu liễn cổ chữ Hán. Những đồ vật trên bàn thờ đều là những đồ thờ tự của người xưa. Tất cả nói lên nét văn hóa của người làng Phú Vinh ngày xưa huyền bí và gần gũi.

Văn hoá - Khánh Hòa: Tìm về “dấu xưa hồn cũ” ở làng cổ Phú Vinh (Hình 5).

Ngôi nhà đã trải qua bảy đời và vẫn được bảo tồn.

Văn hoá - Khánh Hòa: Tìm về “dấu xưa hồn cũ” ở làng cổ Phú Vinh (Hình 6).

Ngôi nhà cổ này giữ được nhiều nét bản sắc nhà rường, nhất là gian thờ tổ tiên.

Văn hoá - Khánh Hòa: Tìm về “dấu xưa hồn cũ” ở làng cổ Phú Vinh (Hình 7).

Góc nhìn khác của ngôi nhà khi ngồi từ nhà dưới nhìn lên.

Bên cạnh đó, vườn cây ăn trái với rất nhiều loại cây được trồng tạo nên một không gian gần gũi với thiên nhiên của miền quê nhỏ này. Chủ nhân của ngôi nhà cũng rất chăm chút cho mảnh vườn của mình với đủ loại cây trái trong vườn.

Cảm giác đơn sơ, mộc mạc nhưng gần gũi, thân thương khi du khách tận mắt nhìn thấy chiếc bàn, chiếc tủ hay tấm phản gỗ được đặt trong chính ngôi nhà… Tuy thấp nhưng ngôi nhà lúc nào cũng thoáng khí và mát mẻ, không chỉ bởi những ô cửa sổ ở ngay gian chính mà còn bởi khu vườn cây ăn trái trĩu quả trước thềm nhà.

Văn hoá - Khánh Hòa: Tìm về “dấu xưa hồn cũ” ở làng cổ Phú Vinh (Hình 8).

Cánh cửa là những tấm gỗ khá cầu kỳ. Ngạch cửa khá cao ngoài vai trò quan trọng trong phương diện phong thủy, còn giúp tránh hư hại cho các cánh cửa khi nước lụt dâng vào nhà.

Văn hoá - Khánh Hòa: Tìm về “dấu xưa hồn cũ” ở làng cổ Phú Vinh (Hình 9).

Các gian thờ trong nhà cổ của ông Nguyễn Xuân Hải.

Văn hoá - Khánh Hòa: Tìm về “dấu xưa hồn cũ” ở làng cổ Phú Vinh (Hình 10).

Trong nhà còn có nhiều câu liễn, bức hoành phi...

Văn hoá - Khánh Hòa: Tìm về “dấu xưa hồn cũ” ở làng cổ Phú Vinh (Hình 11).

...và các vật dụng cổ xưa.

Văn hoá - Khánh Hòa: Tìm về “dấu xưa hồn cũ” ở làng cổ Phú Vinh (Hình 12).

Ông Nguyễn Xuân Hải ngồi thư giãn trên tấm phản gỗ được đặt trong nhà theo đúng cách bố trí trong ngôi nhà Việt xưa.

Văn hoá - Khánh Hòa: Tìm về “dấu xưa hồn cũ” ở làng cổ Phú Vinh (Hình 13).

Bố cục trang trí trong ngôi nhà vẫn giữ theo kiểu đèn dầu xưa nhưng pha chút ánh đèn điện để phù hợp với cuộc sống ngày nay của gia đình.

Clip nhà cổ trên 200 năm tuổi ở làng Phú Vinh:

Văn hoá - Khánh Hòa: Tìm về “dấu xưa hồn cũ” ở làng cổ Phú Vinh (Hình 14).

Sự hấp dẫn của chuyến đi dạo làng cổ Phú Vinh ở Tp.Nha Trang chính là sự ẩn hiện đến lạ kỳ của một miền quê với hàng cau trước ngõ, bốn bề cây trái. Bỏ lại những lo toan và cuộc sống náo nhiệt nơi phố thị, ngồi nhâm nhi tách trà, nghe tiếng chim hót trong khu vườn xanh mát, du khách sẽ thấy cuộc sống bình yên đến lạ thường.

Văn hoá - Khánh Hòa: Tìm về “dấu xưa hồn cũ” ở làng cổ Phú Vinh (Hình 15).

Trước nhà là khoảng sân rộng với vườn cây trái xanh tươi.

Văn hoá - Khánh Hòa: Tìm về “dấu xưa hồn cũ” ở làng cổ Phú Vinh (Hình 16).

Hàng ngày, ông Nguyễn Xuân Hải vẫn luôn chăm chút cho mảnh vườn của mình.

Văn hoá - Khánh Hòa: Tìm về “dấu xưa hồn cũ” ở làng cổ Phú Vinh (Hình 17).

Làng cổ Phú Vinh ở Tp.Nha Trang chính là sự ẩn hiện đến lạ kỳ của một miền quê với hàng cau trước ngõ, bốn bề cây trái.

Châu Tường