Thực hư tất cả điện thoại BlackBerry thành 'cục gạch' sau ngày 4-1

TTO - Thông tin điện thoại BlackBerry không thể nghe gọi và trở thành 'cục gạch' hay 'đồ chặn giấy' đang khiến nhiều người hiểu lầm. Điện thoại BlackBerry chạy Android vẫn hoạt động bình thường sau ngày 4-1.

Thực hư tất cả điện thoại BlackBerry thành cục gạch sau ngày 4-1 - Ảnh 1.

Điện thoại BlackBerry KEY2 chạy hệ điều hành Android vẫn hoạt động bình thường sau ngày 4-1 - Ảnh: THE VERGE

Theo thông báo trên trang web

Điện thoại kiểu cổ điển của BlackBerry - Ảnh chụp màn hình

Trong những năm sau đó, hãng điện thoại có trụ sở tại Canada cho phép các nhà sản xuất điện thoại khác sử dụng thương hiệu BlackBerry với hy vọng nó sẽ tồn tại trước iPhone và các dòng điện thoại khác.

TCL và gần đây là OnwardMobility, một công ty khởi nghiệp bảo mật có trụ sở tại bang Texas (Mỹ), đã cho ra đời một số dòng BlackBerry chạy Android, kết hợp giữa bàn phím QWERTY và màn hình cảm ứng lớn.

Tuy nhiên, "Dâu đen" đã không bao giờ trở lại thời hoàng kim như trước. OnwardMobility vẫn đang ấp ủ kế hoạch ra mắt Blackberry 5G, chiếc điện thoại có thể dùng mạng 5G và chạy Android, nhưng vẫn chưa rõ bao giờ các fan trung thành của BlackBerry mới có thể cầm nó trên tay.

Những chiếc điện thoại BlackBerry với bàn phím vật lý nổi lên cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 với biệt danh "CrackBerries".

Bàn phím của nó thu hút các chuyên gia muốn sự linh hoạt khi làm việc bên ngoài văn phòng. BlackBerry nhanh chóng trở thành một biểu tượng địa vị và vật bất ly thân với dân Phố Wall (Mỹ).

Những người nổi tiếng như Kim Kardashian và thậm chí cả cựu tổng thống Mỹ Barack Obama cũng từng sử dụng BlackBerry vì độ bảo mật của nó. Vào thời kỳ đỉnh cao năm 2012, BlackBerry có hơn 80 triệu người dùng đang hoạt động.

Sự ra đời của iPhone vào năm 2007 và sự bùng nổ của điện thoại thông minh có màn hình cảm ứng đã khiến BlackBerry lao dốc.

FBI tóm ‘trùm’ độ Blackberry dành cho giới tội phạm FBI tóm ‘trùm’ độ Blackberry dành cho giới tội phạm

TTO - Phối hợp với các nhà điều tra Úc và Canada, cơ quan điều tra FBI của Mỹ đã tóm được ông trùm một công ty công nghệ chuyên bán các điện thoại mã hóa để giúp bọn tội phạm ma túy "phá sóng" cảnh sát.